Nước non Việt Nam ta vững bền.

Cuộc sống của Top 3 The Voice Kids bây giờ ra sao?


Sau cuộc thi The Voice Kids, Phương Mỹ Chi nhanh chóng trở thành một hiện tượng trong lòng khán giả bởi chất giọng ngọt ngào và cách biểu cảm giàu cảm xúc khi hát nhạc dân ca. 


Việc nổi tiếng ở chương trình The Voice Kids đã giúp cái tên Phương Mỹ Chi xuất hiện trên các bảng đề cử âm nhạc và thường xuyên được ghi nhận ở các giải thưởng uy tín như Mai Vàng, Bài hát yêu thích, Zing Music Award... Hiện tại, ca khúc Quê em mùa nước lũ do chị Bảy thể hiện đã ba lần giành giải "Bài hát của tháng" và có nhiều cơ hội giành giải thưởng 1 tỷ đồng ở Bài hát yêu thích. 


Được Quang Lê đỡ đầu khi bước chân vào showbiz, Phương Mỹ Chi thường xuyên xuất ngoại và có cơ hội đứng chung sân khấu trình diễn cùng với các nghệ sĩ nổi tiếng khác như Phi Nhung, Tóc Tiên... 


Trần Ngọc Duy là thí sinh lọt top 3 trong chương trình The Voice Kids. Cậu nhóc được nhiều người yêu mến bởi sự cá tính, hồn nhiên trên sân khấu cũng như trong cuộc sống. Không lâu sau khi cuộc thi khép lại, Ngọc Duy được gia đình tạo điều kiện để vào Sài Gòn sinh sống và học tập. Theo một số nguồn tin, cậu nhóc hiện học hát ở trường của HLV Thanh Bùi cùng đàn anh Vũ Song Vũ và "bé bự" Hữu Đại. 


Tuy nổi tiếng nhưng Ngọc Duy lại không chọn theo đuổi con đường ca hát chuyên nghiệp hay mải mê chạy show. Cậu nhóc có biệt danh Duy Bi chủ yếu tập trung học tập tại trường THCS Lê Quý Đôn, TP.HCM. 

Ngọc Duy thường xuyên đăng tải những hình ảnh nhắng nhít đúng với độ tuổi của mình và thu hút khá nhiều sự quan tâm của khán giả trên Facebook cá nhân. 


Trở thành quán quân chương trình The Voice Kids, Quang Anh nhanh chóng thu hút sự chú ý của dư luận và sở hữu lượng fan hùng hậu. Chính nhờ điều đó đã giúp Quang Anh đoạt giải Mai Vàng đặc biệt năm 2013. 






































































Những lần VĐV Việt Nam dính doping

Đoàn Ngọc Hào dính doping vì tự ý dùng thuốc

Mọi liên lạc với Đoàn Ngọc Hào đều không thể thực hiện, bạn bè và đồng đội cũng không biết cầu thủ này đang ở đâu, làm gì.

Đoàn Ngọc Hào của tuyển futsal Việt Nam là trường hợp mới nhất bị phát hiện dương tính với doping. Trong đơn giải trình, anh cho biết đã tự ý dùng một số thuốc và đồ uống có cồn mà không hỏi ý kiến của bác sỹ. Cách giải thích có phần ngây ngô này rất khó thuyết phục được AFC và chắc chắn anh sẽ đối diện với việc bị cấm thi đấu dài hạn ở các giải quốc tế và trong nước.


Búp bê Đỗ Thị Ngân Thương dính doping vì mong muốn giảm béo. Sự việc từng khiến cô chán nản muốn giã từ sự nghiệp. 

Nhưng Ngọc Hào không phải VĐV Việt Nam đầu tiên thiếu hiểu biết dẫn đến việc dính doping. Tiêu biểu nhất là trường hợp của VĐV thể dục dụng cụ Đỗ Thị Ngân Thương. Cô bị phát hiện dương tính với chất cấm Furosemide tại Olympic Bắc Kinh 2008. Việc này khiến làng thể thao Việt Nam rúng động. Tìm hiểu nguyên nhân thì mọi người mới biết Ngân Thương dính doping do uống thuốc lợi tiểu để mong muốn giảm cân.

Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) thông cảm nên chỉ cấm cô thi đấu quốc tế 1 năm. Một trường hợp khác là VĐV thể hình Nguyễn Thị Mỹ Linh. Cô bị phát hiện dương tính với doping tại giải thể hình châu Á 2008. Theo quy định, Mỹ Linh phải nộp phạt 2.000 USD và bị cấm thi đấu 2 năm. Tuy nhiên, Liên đoàn thể hình Việt Nam đã kháng cáo thành công cho Mỹ Linh khi chứng minh cô vô tình dính doping do dùng thuốc trị chứng đau thắt lưng và bí đường tiểu.


Ngay cả 1 VĐV ở đẳng cấp rất cao như Hoàng Anh Tuấn cũng ngờ nghệch dẫn đến việc bị dứng doping, chấm dứt luôn sự nghiệp thi đấu quốc tế. 

Một trường hợp dính doping khác nhưng khó được thông cảm là của VĐV cử tạ Hoàng Anh Tuấn. Anh bị phát hiện dương tính với chất cấm Oxilofrine tại giải vô địch thế giới năm 2010. Sau đó, VĐV đoạt HCB Olympic Bắc Kinh 2008 này giải thích do mua đồ uống có ga không rõ nguồn gốc nên đã dính doping. Sự nghiệp của Hoàng Anh Tuấn cũng chấm dứt luôn từ đó.

Rất hiếm trường hợp VĐV trắng án doping sau khi mẫu A đã có kết quả dương tính với chất cấm prednisnone như Nguyễn Trường Tài ở môn xe đạp. Anh bị phát hiện dùng doping Tour de Singkarak 2013 diễn ra ở Indonesia vào đầu tháng 6/2013 sau khi mẫu thử A cho kết quả dương tính.


Nguyễn Trường Tài là trường hợp rất hiếm hóa thoát án doping sau khi mẫu A đã cho kết quả dương tính. 

Tuy nhiên, 3 tháng sau đó Liên đoàn xe đạp quốc tế (UCI) đã tuyên bố Trường Tài trắng án khi mẫu B cho kết quả ngược lại. Lý giải cho việc kết quả mẫu B khác so với mẫu A, UCI cho rằng, mẫu thử A của Trường Tài bị nhiễm khuẩn nên cho kết quả dương tính với chất prednisone.

Khi mà công tác quản lý còn lỏng lẻo, ý thức VĐV chưa cao, việc kiểm tra doping còn nhiều hạn chế vì kinh phí thì doping tiếp tục là vấn đề nhức nhối của thể thao Việt Nam. 

Bẽ mặt vì doping: Tại SEA Games 22 được tổ chức trên sân nhà năm 2003, đoàn TTVN đã đứng đầu bảng tổng sắp khi giành đến 158 HCV. Tuy nhiên, sau đó 5 VĐV bị phát hiện dùng doping trong đó có 4 VĐV Việt Nam gồm: Hồng Anh (canoeing, 2 HCV), Phạm Thị Dịu (lặn, 3 HCV), Toàn Thắng (lặn, 3 HCV) và Mai Quỳnh (HCB nhảy 3 bước). Tất cả họ đều bị tước huy chương và bị cấm thi đấu 2 năm.




























Tra cứu giấy báo dự thi ĐH, CĐ trên mạng

Ngoài việc gửi giấy báo dự thi, trên trang tuyển sinh của ĐH Kinh tế Quốc dân các thông tin của thí sinh như họ tên, ngày sinh, ngành đăng ký, số báo danh, địa điểm thi đã được cập nhật. Qua hệ thống này, các sĩ tử có thể in trực tiếp giấy báo dự thi từ website của trường.

Tương tự, ĐH Quảng Nam đã cập nhật toàn bộ thông tin trên giấy báo dự thi của thí sinh lên website tuyển sinh của nhà trường nhằm tạo điều kiện cho những sĩ tử không nhận được hoặc làm thất lạc.

ĐH Ngoại thương đã đưa danh sách các địa điểm tuyển sinh theo các cụm và khối thi lên mạng để sĩ tử tiện tra cứu (xem chi tiết tại đây). 


ĐH Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, ĐH Hải Phòng, ĐH Quy Nhơn cũng có chỉ dẫn khá đầy đủ cho thí sinh về địa điểm thi, cho thí sinh tra cứu danh sách phòng thi, số báo danh.

Riêng ĐH Hải Phòng còn cho cả tên người phụ trách và số điện thoại liên hệ cần thiết nếu thí sinh phát hiện thông tin nhầm lẫn cần chỉnh sửa.

Trường lưu ý, nếu không nhận được hoặc thất lạc Giấy báo dự thi, thí sinh trực tiếp đến địa điểm thi theo danh sách nói trên để được cấp lại giấy báo dự thi hoặc được hướng dẫn làm thủ tục dự thi theo quy định. Thời gian làm thủ tục theo lịch thi chung của Bộ GD-ĐT.

ĐH Nha Trang, ĐH Thái Nguyên kỳ công đưa thông tin phòng thi, địa điểm thi cùng sơ đồ hướng dẫn thí sinh đến điểm thi tại thành phố. Lịch thi tuyển sinh và thông tin về trách nhiệm của thí sinh trong kỳ tuyển sinh tới cũng được trường này nhắc nhở chi tiết.


Vừa qua, ĐH Bách khoa Hà Nội cũng thông báo cho phép thí sinh thay đổi nguyện vọng 1, đăng ký thêm nguyện vọng bổ sung trực tuyến trên website tuyển sinh của trường rất nhanh gọn, tiện dụng.

Lập đường dây nóng cho kỳ thi đại học

0936315334 và 04.38682136 là hai đường dây nóng giải quyết các khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong kỳ thi đại học năm nay vừa được Bộ trưởng Giáo dục công bố.

Hang đá cũ nơi hàng nghìn người chết ở Thái Nguyên

Sở dĩ có cái tên hang Huyện là bởi khoảng năm 1865 khi quân đội người Tráng (Trung Quốc) - còn gọi là quân cờ đen, đã dùng kế hiểm hun chết hàng nghìn người của huyện tại hang sâu này. Kế hiểm, hun người trong hang đá Thông tin "cả huyện chết do giặc hun khói" đã khiến chúng tôi tò mò và mong được một lần mục sở thị sự kỳ bí của nó. Thôn Làng Tràng (Tràng Xá, Võ Nhai, Thái Nguyên) nằm bình yên giữa những ngọn núi cao xanh. Một người dân sống ngay chân núi tỏ vẻ ngạc nhiên khi biết chúng tôi tìm hiểu về hang Huyện: "Chẳng ai biết hang đó sâu đến mức nào, cũng không biết trong hang còn xương cốt không nữa. Vì đã ai khám phá hết hang đâu. Cho đến nay hang Huyện vẫn còn là điều bí ẩn với chúng tôi".


Chúng tôi được một cán bộ địa phương, người thông thạo địa hình cũng như am hiểu chút ít về hang huyện dẫn đường. Trước khi vào hang, vị cán bộ này không quên dặn dò mang theo hương hoa. "Dù sao trước đây cũng có hàng nghìn người chết. Mình cứ nên nghi lễ cho phải đạo" - anh Học thận trọng. Những người đã từng vào hang nói cần phải có những thứ thiết yếu như: Đèn pin, dao quắm, nước uống và dây thừng. Từ thung lũng ngước mắt nhìn lên những vách núi trắng bệch, nham nhở, cửa hang hiện ra chỉ như một chấm tròn đen ngòm tựa như hốc mắt của một chiếc sọ người.

Vượt qua con suối ngầu nước đỏ, bãi đá lởm chởm chỉ nhú khỏi mặt nước như những bàn tay khô quắt chực bấu vào chân người, chúng tôi bắt đầu trèo lên những dốc núi dựng đứng. Mặt trời lên đến đỉnh đầu, cả thung lũng nóng rực như chảo lửa. Thế nhưng khi mới đặt chân vào cửa hang, cảm giác ớn lạnh chạy khắp cơ thể bất kỳ ai. Chốc chốc mọi người lại nghe thấy tiếng chí chóe cắn nhau của lũ dơi. Hai bên vách của hang lũ dơi bám, đánh đu tạo thành những hình thù kỳ quái. Anh Học kể: "Ở đây hang rất sâu và tối, hơn nữa lại mát về mùa hè, mùa đông thì ấm. Hàng trăm năm nay lũ dơi đã sống ở đây rất nhiều. Ngày trước người dân trong làng còn vào hang lấy phân dơi về bón ngô, có người lấy cả xe cải tiến bán cho người ta làm thuốc súng. Đến mùa sinh sản phân dơi có khi ngập đến tận đầu gối người". Sau khi xây dựng xưởng vũ khí, một cửa thoát hiểm được mở. Chỉ bước vào cửa hang chừng 10 mét tất cả như ở địa ngục. Một màu đen đặc quánh, đèn pin chỉ soi với tầm xa hơn 1 mét, người nói thầm với nhau cũng tạo thành những tiếng động kỳ lạ. Tất cả tạo cho hang Huyện một sự kỳ bí, rùng rợn. Chợt nhớ lại câu chuyện của cụ Chu Thị May, 80 tuổi (thôn Làng Tràng), cụ bảo: "Tôi chỉ biết trước đây các cụ kể lại khi đánh giặc (quân cờ đen), cả huyện này đã bị chết ở trong hang do địch hun khói. Lúc còn trẻ chúng tôi vẫn còn thấy rất nhiều xương người, đầu lâu và tóc. Thử hỏi làm sao mà không có ma được, hàng nghìn người chết như thế…".

Những câu chuyện của cụ May cộng với khí lạnh của hang khiến mấy người chúng tôi không dám rời nhau nửa bước. Mò mẫn trong ánh đèn pin vàng đục, thỉnh thoảng những kẻ lạ mặt như chúng tôi lại giật mình, kêu thất thanh bởi những hình thù kỳ quái quanh vách hang. Có những chỗ nhũ và hốc đá tạo thành hình mặt người khắc khổ như đang khóc. Chỗ lại hình miệng lớn của một ai đó trong cơn đau dữ dội. Bên cạnh những hình dạng kỳ thú của đá tạo ra là ngổn ngang những dấu tích để lại của bộ đội ta những năm 1965 - 1966. Anh Học kể lại, những năm kháng chiến chống Mỹ, bộ đội đã từng dùng hang Huyện này làm xưởng sản xuất vũ khí. Xưởng bắt đầu đi vào sản xuất là ngày 15/10/1967.

 Toàn bộ nền phía cửa hang rộng 4.40 m2 được san phẳng và xây dựng thêm một số hạ tầng khác. "Ngày chúng tôi còn nhỏ, nghe ông bà kể lại đây là hang mà hàng nghìn người chết ngạt cũng sợ lắm. Nhưng sau này giải phóng, trẻ con, người lớn lại vào hang mót lại những phôi sắt mà đơn vị bộ đội để lại những ngày sản xuất vũ khí. Có lẽ cũng từ đó mà thỉnh thoảng còn có người dám vào hang đấy. Chứ trước thì tuyệt nhiên không ai vào" - anh Học hồ hởi chỉ vào những dấu tích nói. Đi được chừng hơn 100 mét, anh Học khuyên chúng tôi nên trở lại. Bởi chính "thổ địa" như anh cũng chưa từng vào sâu tận cùng của hang. Hơn nữa những dụng cụ hỗ trợ chưa đủ tốt để đi thêm. Trở ra cửa hang ai nấy đều có cảm giác tiếc nuối như xem một bộ phim trinh thám chưa biết hồi kết.

200 triệu đồng một tour xem World Cup tại Brazil

Mặc dù World Cup 2014 đã khởi tranh, nhưng số lượng khách đăng ký đi tour Brazil của các công ty lữ hành lớn chỉ đếm trên đầu ngón tay. Có quá nhiều rào cản khiến cho World Cup năm nay không hút được nhiều khách du lịch Việt Nam. Bắt đầu từ thủ tục visa, chi phí, thời gian quá cảnh và rào cản ngôn ngữ đều khiến nhiều du khách có ý định tham gia đành phải lắc đầu. Brazil đất nước diễn ra những trận cầu đỉnh cao của bóng đá thế giới, có chi phí hết sức đắt đỏ với người Việt. Đối với các hãng lữ hành, du lịch, tour Brazil xem World Cup nói riêng và các tour Nam Mỹ nói chung được xếp vào hàng "khó", bởi chi phí cực cao (khoảng 200 triệu) và rất kén khách. Độ khó của việc xây dựng và thiết kế tour khiến các công ty lữ hành phải khóa sổ nhận khách từ rất sớm. Tính đến thời điểm khóa sổ, công ty Du lịch Hoàn Mỹ là một trong những công ty hiếm hoi tổ chức tour “Đến Brazil xem World Cup” cũng chỉ với 1 đoàn khởi hành ngày 17/6 và 8 nhóm khách lẻ (4 – 6 khách/nhóm) xem trực tiếp các trận đấu xuyên suốt từ vòng bảng đến vòng bán kết. 

Theo đại diện công ty Du lịch Hoàn Mỹ, thông thường doanh nghiệp này chỉ tổ chức tour Nam Mỹ kết hợp ba điểm đến Peru - Argentina – Brazil. Trong dịp diễn ra World Cup 2014, nhằm thỏa mãn nhu cầu thưởng thức bóng đá của người hâm mộ, công ty đã tổ chức tour “Đến Brazil hòa nhịp cùng World Cup 2014”. Theo đánh giá của doanh nghiệp, tour Brazil nói riêng và các tour Nam Mỹ nói chung được xếp vào hàng "tour khó" bởi chi phí cao và rất kén khách”. Khi giới thiệu tour, đa số khách hàng đều cảm thấy hào hứng, tuy nhiên sau một thời gian tư vấn lịch trình thì số lượng hành khách đã khước từ đáng kể. Theo chia sẻ của một đơn vị lữ hành ở TP.HCM, trong hơn 100 khách gọi điện tìm hiểu tour World Cup thì chỉ có khoảng 1-2 người chấp nhận đặt cọc sau khi báo giá. Như vậy mỗi công ty cũng chỉ tổ chức được một chuyến đi Nam Mỹ chứ không thể sôi động như các kỳ World Cup trước. Đại diện công ty Vietravel cho hay, hiện công ty đã tiến hành mua vé xem World Cup 2014 cho đoàn khách 30 người ở TP.HCM theo dạng tour khuyến thưởng. Đoàn khách này sẽ đi tour 16 ngày theo tuyến “Brasilia - Sao Paulo - Rio de Janeiro - nghỉ đêm trên sông Amazon” đúng vào thời điểm diễn ra các trận tứ kết, bán kết và chung kết.

Chiến tranh Trung - Mỹ: Những khoảnh khắc 'nín thở'

Chuyên gia Mỹ nhận định, các đồng minh có ủng hộ Mỹ trong cuộc chiến chống lại Trung Quốc hay không phụ thuộc vào cách cuộc chiến bắt đầu.

Theo Phó giáo sư Robert Farley tại trường Thương mại Quốc tế và Ngoại giao Patterson (Mỹ), nếu cuộc chiến nổ ra liên quan đến bán đảo Triều Tiên, Mỹ có thể hy vọng vào sự hỗ trợ của Hàn Quốc và Nhật Bản. Nếu chiến tranh liên quan đến biển Hoa Đông, chắc chắn sẽ có sự tham gia của Tokyo. Nếu các sự kiện ở Biển Đông dẫn đến xung đột, Mỹ có thể dựa vào một số đồng minh ở Đông Nam Á, cũng như Nhật Bản. Australia có thể cũng hỗ trợ cho Mỹ trong những tình huống cụ thể.
Có lẽ khoảnh khắc lưu ý thứ nhất là khi quân đội Trung Quốc (PLA) tiến hành tấn công tàu sân bay Mỹ. Bắc Kinh thực hiện điều này nhằm chống lại một cuộc tấn công hạt nhân chớp nhoáng của Washington. Nếu Trung Quốc quyết định tấn công tàu sân bay Mỹ có nghĩa là cuộc xung đột sẽ không còn liên quan gì tới việc gửi đi các thông điệp, mà là sự vận dụng tất cả các hình thức và thủ đoạn để đánh bại và phá hủy lực lượng quân sự đối phương.


Khoảnh khắc "nín thở" tiếp theo sẽ là khi tên lửa đầu tiên của Mỹ tấn công những mục tiêu Trung Quốc. Trong bất cứ một kịch bản chiến tranh cường độ cao nào, hải quân và không quân Mỹ sẽ coi các tàu chiến Trung Quốc như là mục tiêu đáng để tiêu diệt và sẽ tấn công bằng những phương tiện trên không và trên biển. Trên thực tế, dù có ẩn náu trong cảng thì cũng không ngăn cản được những cuộc tấn công nhằm vào những tàu lớn nhất của PLA, bao gồm tàu sân bay Liêu Ninh và các bến cảng đổ bộ mới.Một cuộc tấn công được phát động từ tàu chiến hay tàu ngầm của Mỹ sẽ nhận được sự đáp trả từ Trung Quốc. Tình huống nguy hiểm nhất có lẽ là khi tên lửa đạn đạo Trung Quốc tấn công tàu sân bay Mỹ. Điều này không đơn giản bởi vì các tên lửa đó khó bị đánh chặn, mà còn bởi những tên lửa như thế có thể mang đầu đạn hạt nhân. Một viễn cảnh về một quốc gia hạt nhân sử dụng tên lửa đạn đạo thông thường chống lại một quốc gia hạt nhân khác, đặc biệt một nước có lợi thế về hạt nhân, thì vấn đề sẽ trở nên vô cùng nguy hiểm và phức tạp.

Theo hầu hết các kịch bản chiến tranh, Trung Quốc cần chiến đấu cho một số mục tiêu tiên quyết, không đơn giản chỉ là tiêu diệt lực lượng quân sự của Mỹ hay Nhật Bản. Nghĩa là PLA phải tiến hành can thiệp, bảo đảm và phòng vệ một số mục tiêu địa lý, như là Đài Loan hoặc một tiền đồn ngoài Biển Đông hay biển Hoa Đông. PLA cần phải tạo ra những điều kiện để có thể tiến hành các nhiệm vụ hỗ trợ trên biển.Ai sẽ là người chiến thắng?

Vấn đề khó khăn nhất đối với các học giả là “ai là người chiến thắng” trong kịch bản trên. Bởi vì vấn đề đó quyết định một loạt vấn đề khác có liên quan. Không ai biết tên lửa đạn đạo chống tàu của Trung Quốc hoạt động như thế nào, không biết những cuộc tấn công mạng đối với PLA sẽ phát huy hiệu quả ra sao, máy bay F-22 sẽ gây nguy hiểm thế nào với những binh sĩ Trung Quốc hay những nhân tố khác nhau của PLA sẽ phát huy hiệu quả thế nào khi kết hợp trong một cuộc chiến thực sự. Cuối cùng, không ai biết khi nào cuộc chiến bắt đầu, cả quân đội Mỹ và PLA sẽ khác đi rất nhiều vào năm 2020 so với những gì họ có trong năm 2014.

Cá Leo khổng lồ ở cửa sông giáp biên giới

Ngày 13/6, một "vựa cá đặc sản nước ngọt" tại đường Nguyễn Khuyến, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk đã mua được 4 con cá Leo quý hiếm từ nhóm ngư dân chuyên đánh lưới ở cửa sông thường có nhiều “cá khủng”, nơi nhánh Ea H’Leo đổ vào sông Sêrêpôk trên địa bàn huyện Ea Súp tỉnh Đắk Lắk, giáp biên giới Campuchia.

Chủ vựa cho biết, nhiều khách sành ăn ưa chuộng đặc biệt cá Leo dặn trước, nên nhập về bao nhiêu cũng tiêu thụ hết, miễn là có hàng. Bốn con cá nặng hơn một tạ rưỡi, giá bán ra tại đây 450.000đ/ ký, dùng làm lẩu hoặc nấu cháo “tăng cường sinh lực”.

Cá Leo được đưa về từ huyện Ea Sup.

Tiến sĩ Phan Đinh Phúc, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu thủy sản Miền Trung cho biết : Các chuyên viên nghiên cứu của Trung tâm chưa thấy cá Leo lớn thế này bao giờ. Hiện các dự án nhân giống loài cá quý trên sông Sêrêpôk vẫn “dẫm chân tại chỗ” vì kinh phí hoạt động quá hạn hẹp.

Cá leo (Wallago attu) là một loài cá da trơn trong họ Cánheo (Siluridae), sống trong tầng đáy các sông và hồ nước ngọt lớn ở miền nam châu Á, có giá trị kinh tế cao, chất lượng thịt thơm ngon.

Phần đầu con cá Leo nặng hơn 40 ký.

Loài cá chuyên ăn thịt này có thể dài tới hơn 2 mét, rất phàm ăn, thường ẩn nấp trong các hang hốc dọc bờ sông, đẻ trứng vào đầu hè trước gió mùa.

Ở nước ta, cá leo tự nhiên còn rất ít trong lưu vực sông Mê Kông, đã xếp vào loài cá quý hiếm, cần được bảo tồn. Loài cá quý này đã được nhân giống thành công tại Trung tâm giống thủy sản An Giang, tạo thêm cho dân nghề mới: Nuôi cá leo thương phẩm trong ao và trong lồng, bè.

Theo Hoàng Thiên Nga/ báo Tiền phong